7 bước đi sai lầm khi người mới chuẩn bị đi Trekking. “Giúp” cho hành trình của bạn khó khăn, khoai hơn ngay từ vài bước ban đầu. Và không chỉ là người mới, với kinh nghiệm đi Trekking dày dặn. Thì cũng không ít Treker Level cao cũng gặp phải những sai lầm này.
Yếu tố quan trọng nhất khi đi Trekking là gì?
Khái niệm đi Trekking dẫn chúng ta tới bản chất của một hoạt động đi bộ đường dài. Đi bộ – di chuyển – xử trí với mọi tình huống khi đi Trekking bằng chính đôi chân. Thể lực có sẵn của chúng ta.
Nói tới đây, ai cũng sẽ bắt đầu nhận ra. Sức khoẻ là chìa khoá quyết định sự thành công của chúng ta khi Trekking. Khi chúng ta không chỉ khoẻ, đảm bảo di chuyển tới khi kết thúc hành trình. Mà sức khoẻ sẽ tăng cường sự tỉnh táo, tập trung cao độ trong suốt cả một hành trình dài.
Sức khoẻ khi đi Trekking, yêu cầu sự dẻo dai – bền bỉ. Giúp chúng ta đủ sức chống lại:
- Những yếu tố ngoại cảnh từ thời tiết, nắng – mưa. Khiến chúng ta có thể bị hao kiệt sức lực
- Khả năng tải nặng, những chiếc balo lớn khi di chuyển đi bộ đường dài
- Tỉnh táo, linh hoạt khi cần xử trí với tình huống khó, di chuyển qua một cung đường hiểm trở
- Khoẻ, để có thể chỉ cần ngả lưng – là có thể ngủ ngon. Sẵn sàng cho hành trình di chuyển hôm sau
Và luôn có nhóm yếu tố, xuất phát từ những sai lầm cá nhân từ những bước chuẩn bị. Tới quá trình di chuyển, thực hiện hành trình Trekking. Mà chúng ta có nội dung….
7 bước đi sai lầm khi người mới chuẩn bị đi Trekking
Kỹ năng chọn đồ đạc
Tâm lý chung, ai cũng muốn mang nhiều đồ. Càng nhiều càng tốt, càng giúp chúng ta có sự an tâm cao độ. Một sự chăm sóc đầy đủ cho chính bản thân, hay hỗ trợ những người bạn đồng hành khi đi Trekking.
Không có sự ưu tiên, không có một sự chọn lọc. Một chiếc ba lô leo núi nặng chịch, và đống đồ thừa thãi không cần dùng tới. Sẽ kéo sức khoẻ, sự thoải mái tốt nhất của chúng ta đi xuống nhanh một cách đáng kể.
Và bất kỳ ai? Cũng nên có một list đồ, có thứ tự ưu tiên theo gợi ý dưới dây:
- Quần áo mang đi Trekking phù hợp, kèm 1 – 2 bộ thay thế theo thời gian đi Trekking
- Nhóm đồ vệ sinh cá nhân, một chút đồ tắm (nếu đoàn có lều tắm, cùng những đồ liên quan)
- Áo mưa, áo – dụng cụ chống nắng, tất thay mỗi ngày
- Túi ngủ cá nhân, cũng cực kỳ quan trọng khi Trekking qua đêm
- Ghế xếp mini có thể mang theo, nghỉ ngơi tiện lợi và thoải mái hơn
- Những món đồ phục vụ thói quen sinh hoạt cá nhân khác
Là nhóm đồ cá nhân mà bạn được chọn, được quyết định có nên mang theo hay không? Mang đi ở mức vừa phải, hợp lý và chừa ra một không gian lớn. Chuẩn bị cho nhóm đồ quan trọng, thuộc đồ bắt buộc mang khi đi Trekking.
Xếp đồ trong ba lô Trekking, leo núi cũng dở
Kỹ năng mang đồ, rồi kỹ năng xếp đồ trong balo cá nhân. Cũng thuộc TOP sai lầm khi người mới chuẩn bị đi Trekking lần đầu. Lại một thứ tự ưu tiên, thứ tự công năng sử dụng bạn phải biết về từng món đồ, mà chúng ta sẽ xếp từ dưới lên trên.
- Quần áo, luôn cho vào trong ba lô đầu tiên. Vì bạ sẽ sử dụng nó cuối cùng, thời điểm trại đã dựng xong. Và đồ nấu ăn đã được bỏ ra ngoài và sử dụng
- Thứ tự lều trại + túi ngủ trên dụng cụ nấu ăn. Bởi khi dừng chân, hạ trại và Setup không gian ngủ lều xong. Chúng ta mới bắt đầu ăn uống.
- Trên cùng là nhóm đồ ứng biến như áo mưa, áo chống nắng khi chúng ta di chuyển. Lấy ra nhanh và sử dụng.
- Thứ tự cho nhóm ngăn ngoài balo, tuỳ vào cách xử lý mà bạn có thể tự sắp xếp. Cũng như một số ngăn đựng nước, đựng túi nước. Vị trí chằn buộc lều, đệm hơi, thảm sàn sẽ được để đúng vị trí của chúng
Ngoài ra, mang đồ và xếp đồ trong balo trợ lực đi leo núi, Trekking đúng cách. Còn giúp ba lô Trekking phân bổ trọng lượng chính xác. Như cho hết quần áo xuống dưới, sẽ giúp đáy balo dày hơn, đặc hơn, năng hơn.
Phần nặng nhất sẽ ở đáy, và cũng chính là vùng đai chợ lực cuốn vào hông. Chịu phần lớn trọng lượng ba lô trợ lực, và giải toả áp lực trọng lượng dồn vào vai khi khoác balo.
Cách sử dụng giày leo núi chưa đủ tốt
Giày leo núi một món đồ đi Trekking với công năng bảo hộ. Bảo vệ đôi chân, giúp chúng ta nâng cao khả năng di chuyển, thoải mái. Giữ chúng ta luôn an toàn, ổn định khi di chuyển qua phần địa hình khó.
Và cũng như phần balo trợ lực, cùng kỹ năng mang – sắp xếp đồ mang đi Trekking ở trên. Thì giày sử dụng khi đi Trekking, đi bộ leo núi cũng sẽ phải được chọn, sử dụng có “chiến thuật”. Phát huy được hiệu quả tốt nhất mà nó mang lại
- Chọn giày leo núi có Size lớn hơn 1 cỡ so với bình thường
- Giày cổ thấp phù hợp cho chuyến đi ngắn, trong ngày. Cho cảm giác linh hoạt tối đa ở vùng cổ chân
- Giày cổ lửng, phù hợp cho những chuyến đi với balo ở mức trung bình. Phù hợp cho những chuyến đi khoảng 2 ngày 1 đêm
- Cổ cao giữ cổ chân, mắt cá chân ở mức ổn định cao nhất. Phù hợp cho người mang đồ nặng, di chuyển trong một hành trình Trekking dài này.
Và cùng với đó, thì những đôi tất dày cũng phải được dùng theo. Dù nóng, bí nhưng là đôi tất cho hiệu quả thấm hút mồ hôi chân cao nhất. Giúp chúng ta có được cảm giác xỏ giày, đi bộ đường dài cũng êm ái hơn.
Ngoài ra, tất sẽ giảm tối đa hiện tượng bị phồng rộp chân. Nóng rát khi chúng ta di chuyển đường dài, bàn chân cọ sát với giày. Chưa kể, mồ hôi chân không có lối thoát, không được hút đi một cách khô ráo. Còn lại để mùi hôi vô cùng khó chịu.
Rồi! Tại sao phải mang cả áo mưa và áo chống nắng?
Thực tế, cung đường rừng – núi khi chúng ta tiến càng sâu vào thiên nhiên. Thì tính chất khó đoán của thời tiết lại càng thể hiện cực kỳ rõ ràng. Bạn hoàn toàn có thể gặp một cơn mưa lớn giữa cái nắng gay gắt. Chịu cảm giác oi nóng khó chịu khi nắng lên sau một cơn mưa lớn.
Vì thế, cả áo mưa và áo chống nắng có chuẩn UPF cao. Là cả hai món phụ kiện quan trọng, chuẩn bị dự phòng trước khi đi Trekking. Vào bất kỳ một thời điểm dự báo thời tiết dù tốt, dù xấu nào trong kế hoạch Trekking của bạn.
Hơn nữa, thì liên quan tới trọng lượng balo. Thì cả hai món đồ này không thấm vào đâu? Không khiến balo của chúng ta nặng nề, ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả năng di chuyển của chúng ta.
Giữ ấm cơ thể khi Trekking
Ngay cả mùa hè, việc giữ ấm cơ thể cũng phải được chú trọng chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhằm đảm bảo cái lạnh và sương muối không tác động vào cơ thể. Có thể gây cảm, hay mệt mỏi và khó chịu khi bước vào giấc ngủ ban đêm
Thứ hai, yếu tố mưa lạnh có thể khiến chúng ta có cảm giác hơi mệt. Khả năng di chuyển có phần chậm lại so với năng lực có thể. Khi cơ thể hoạt động kém hiệu quả hơn, do cơ thể dồn khá nhiều năng lượng đêt giữ ấm chơ cơ thể.
Vì thế, áo khoác giữ ấm chống nước, hay áo mưa chuyên dùng cho chuyến Trekking. Luôn được chuẩn bị kể cả vào những ngày hè. Giúp chúng ta đảm bảo được cơ thể luôn trong trạng thái thuận lợi. Có được khả năng di chuyển tốt nhất khi Trekking, tự di chuyển bằng chính đôi chân của mình.
Chuẩn bị đủ cho chỗ ngủ qua đêm
Hạ trại, ngủ lều qua đêm là một hoạt động quan trọng. Sau cả một ngày đi bộ dài đằng đẵng. Giấc ngủ là một phần quan trọng, giúp chúng ta thức giấc thoải mái, tỉnh táo và an toàn di chuyển vào sớm hôm sau.
Thực tế thì, việc chuẩn bị ngủ lều qua đêm cũng khá đơn giản. Khi chỉ còn cần mang đủ túi ngủ và đệm hơi. Kèm theo không gian lều cắm trại mang đi Trekking, đi bộ leo núi là không thể thiếu được rồi. Quan trọng hãy biết rằng
- Túi ngủ đơn: Dạng túi ngủ kén, có nón giữ ấm vùng đầu. Là một dạng túi ngủ có công năng giữ ấm tốt nhất. Toàn diện cơ cơ thể khi chúng ta ngủ lều, ngủ qua đêm trong tự nhiên
- Trong khi đó: Đệm hơi với bề mặt giỏ trứng, có tác dụng massage cơ thể. Giúp chúng ta có được một cảm giác thoải mái. Mức độ thư giãn có được với món đồ đi Trekking này là cao hơn.
Chưa kể, việc giữ lửa trại, giữ ấm toàn bộ khu vực trại vào ban đêm. Cũng là cách giúp không gian trại, không gian khi chúng ta ngủ lều qua đêm ấm áp hơn. Tạo nên một không gian dễ chịu, thoải mái nhất khi ngủ qua đêm ngoài trời.
Sự chủ quan từ chính cá nhân
Hay một cái tôi quá lớn, khiến bạn nghĩ mình có thể lo toan, tự tin quá mức. Quá chú trọng vào khả năng chinh phục cung đường Trekking. Mà quên đi rằng, với một hoạt động ngoài trời, phơi mình ngoài tự nhiên cả ngày.
Luôn có đủ những yếu tố kéo bạn có một cung đường chậm chạp, gặp nhiều bất lợi hơn.
Khi chuẩn bị cho một kế hoạch đi Trekking, đừng cố vẽ ra một bức trang đẹp. Một cung đường được cho là đơn giản và thuận lợi nhất. Bởi lẽ hãy nhớ lại những điểm bất lợi ngay từ đầu:
- Điều kiện thời tiết, luôn có những cách tác động khác nhau tới chúng ta
- Balo – kiện hành lý sẽ nặng hơn khi bạn di chuyển đủ lâu
- Cung đường đất, địa hình trơn trượt ở mỗi mức độ, mỗi tầm lại có một phương án, mất thời gian xử lý
- Đừng chủ quan những vấn đề thời tiết về, nó tác động nhanh vào sức khoẻ của bạn lắm đó
- Cuối cùng, nghỉ ngơi hồi sức, khoẻ mạnh, tập trung – tỉnh táo. Sẽ giúp bạn di chuyển ổn định, bài bản mà còn tránh cả chấn thương không đáng có.
Bonus, khả năng tìm hiểu hành trình
Trong TOP bước đi sai lầm khi người mới chuẩn bị đi Trekking. Việc không tương tác, không có sự tìm hiểu sâu – chính xác về địa điểm đi Trekking. Cũng là yếu tố khiến chúng ta có những bước chuẩn bị sai, mang thừa đồ. Và chót mang nhầm những thứ không cần thiết.
Nghiên cứu, tìm hiểu trước chuyến đi sẽ giúp chúng ta có được vài thông tin quan trọng:
- Giúp chúng ta xác định được độ khó, địa hình đặc trưng của chuyến đi
- Tìm kiếm thông tin, chia sẻ kinh nghiệm của nhóm – các Treker trước đó
- Theo dõi thời tiết, đặc trưng tiết trời theo mùa mà bạn chuẩn bị đi Trekking
- Tìm kiếm vị trí nghỉ ngơi, hay dịch vụ thuê Porter tại địa điểm Trekking
- Không quên những vị trí đẹp, khung cảnh đẹp Checkin lưu lại trong hành trình
Và quan trọng nhất trong quá trình này, là việc lang thang trên những hội – nhóm. Tương tác với nhiều người, lắng nghe kinh nghiệm. Chia sẻ luôn cho chúng ta cách mang đồ cho chuyến đi.
Hay luôn có những điểm Trekking bạn đã đi. Nhưng dưới sự tác động của tự nhiên, khí hậu. Khiến cho địa hình thay đổi, khác với hành trình bạn có trước đó. Và vẫn nên tìm hiểu, nắm bắt tình hình mới nhất, nhằm tránh mắc phải bất kỳ 1 trong 7 bước đi sai lầm khi người mới chuẩn bị đi Trekking của chúng tôi.