Nhắc tới trạng thái thả lỏng, nghĩ ngay tới cảm giác về nhà. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, và nằm dài trên ghế, toàn bộ cơ thể như được giãn ra. Tay chân luôn đặt ở vị trí thư giãn, thoải mái nhất. Và thả lỏng trong các hoạt động thể thao thế chất, có ý nghĩa và tác động như nào tới cuộc chơi?
Thả lỏng cơ thể là gi?
Trạng thái thả lỏng cơ thể, là khi chúng ta đưa được cơ thể vào trạng thái thoải mái nhất. Tay chân được vào vị trí cố định của chúng ta trạng thái tự nhiên. Cũng tuỳ vào thể trạng cơ thể từng người, cũng như khuyết điểm – tật bẩm sinh của mỗi người
Giữ trạng thái thả lỏng lâu, cơ thể chúng ta hoàn toàn không bị mỏi. Thế nên chúng ta mới có những khái niệm nằm nghỉ hay ngồi nghỉ ngơi – thư giãn.
Thả lỏng, khi các nhóm – búi cơ không còn phải căng cứng lên. Không phải tham gia quá nhiều vào những nhiệm vụ – hoạt động thể chất. Khiến cho cơ thể chúng ta dai sức hơn, khi tham gia vào những hoạt động thể thao, thể chất.
Khoảng thời gian mà chúng ta có thể kéo dài chuỗi bài tập cũng lâu hơn. Mô tả của trạng thái thả lỏng cơ thể khi vận động, không đâu xa. Chính là khi chúng ta thả lỏng, vung vẩy tay đi bộ. Và kỹ thuật thả lỏng trong hoạt động thể thao còn giúp
- Tạo nên một cơ thể vận động linh hoạt, thanh thoát
- Nhanh chóng xây dựng kỹ thuật, động tác thể thao thành một hoạt động tự nhiên của cơ thể
- Giúp bạn lập đi – lập lại động tác một cách tự nhiên, quên đi những thao tác về kỹ thuật
- Tác động đúng, hiệu quả cao khi rèn luyện thể thao, tăng cường thể chất
- Cuối cùng, khắc phục được điểm yếu cơ thể, luyện tập một cách tự nhiên, có hiệu quả
Nguyên tắc thả lỏng cơ thể trong thể dục, thể thao
Giảm nhanh các triệu chững đau cơ – xương – khớp khi mới chơi – chơi lại một bộ môn thể thao. Chính là tác dụng chính của cơ chế thả lỏng cơ thể khi vận động
Khi cơ thể không còn bị căng, không còn dùng quá nhiều hoặc quá tải cơ bắp. Để thực hiện mỗi động tác, mỗi nhịp độ chúng ta chọn.
Luôn tập nháp động tác trước
Là một kỹ thuật khởi động tay không trước khi bước vào động tác. Nhất là khi tập những bộ môn luôn kèm theo dụng cụ như GYM, bóng bàn, cầu lông, Golf, Tennis.
Tập chay động tác, hay tập tay không trước khi sờ vào những dụng cụ. Giúp cho
- Cơ thể sẽ vận động một cách tự nhiên thoải mái, đúng quán tính theo lực chuyển động
- Không có dụng cụ trên tay, giúp bạn thả lỏng tối đa cơ thể
- Với những động tác cần dùng lực khi có dụng cụ. Bạn có thể không phải gồng quá nhiều, không mỏi khi phải hơi gồng để giữ động tác đi theo một quỹ đạo cố định
- Giúp HDV hay HLV quan sát được động tác, kỹ thuật của bạn ở trạng thái cơ thể tự nhiên thả lỏng. Và đưa ra những điều chỉnh cần thiết trước khi tập với dụng cụ.
Bắt đầu tập dưới cơ
Tập dưới cơ, nghĩa là tập dưới mức tối đa mà cơ thể, sức mạnh thể chất đạt được. Giúp bạn được thả lỏng, tiếp tục thả lỏng. Và cảm nhận việc cầm dụng cụ trong tay, điều đó đang làm động tác, những chuyển động tự nhiên của cơ thể bị thay đổi ra sao?

Với trọng lượng sinh ra từ các dụng cụ luyện tập. Một trọng tâm cơ thể đã bị thay đổi, hay nhẹ nhàng nhất là cơ thể của bạn đã gồng lên. Nhằm kiểm soát dụng cụ trong tay, cố gắng để nó trở thành một phần của cơ thể. Và đôi khi, gồng lại khiến mọi tác động dồn hết vào tay, và không mang tới hiệu quả luyện tập ưng ý.
Nên tập dưới cơ, sử dụng từ 50 – 70% sức mạnh tối đa cơ thể. Tiếp tục giúp bạn được thả lỏng, cảm nhận dụng cụ thể thao thay đổi nhịp độ hoạt động của cơ thể như nào. Có cảm giác, tiếp tục có cơ hội điều chỉnh hợp lý mang lại hiệu quả tối đa.
Riêng với nhóm bộ môn sử dụng toàn bộ cơ thể như Golf, cầu lông, hay Tennis. Chúng ta lại tập dưới cơ theo kiểu không bóng. Và chỉ tập nửa phần động tác ở tư thế chuẩn bị. Và vung hết thân khi chúng ta ở điểm – tư thế kết thúc.
Với những bộ môn này, chúng ta quan tâm tới cảm giác. Cảm giác về quán tính khi thả lỏng tay và quán tính tay chuyển động theo. Xác định điểm mặt vợt, hay mặt gậy Golf chạm bóng hiệu quả ở đâu. Nhằm giúp chúng ta có được những cú đập cầu – Đoa bóng – hay những cú Swing tốt nhất trong bộ môn Golf
Tăng dần mức độ cho hiệu quả tốt nhất
Tát cả những sự nhẹ nhàng, chậm rãi từ đầu tới giờ. Chính tác bước giúp chúng ta lấy lại cảm giác trong quá trình tập luyện, hoạt động thể thao. Đưa những động tác kỹ thuật, thành một phần của trạng thái hoạt động tự nhiên của cơ thể.
Khi bạn có cảm giác, xây dựng được một quỹ đạo hoạt động. Trạng thái cơ thể đã hoạt động ổn định được rồi, khi đó. Việc tăng cường sức mạnh, gồng nhiều hơn cho động tác. Hướng tới việc mang giá trị bài tập tác động nhiều hơn vào cơ thể.
Lúc này, trạng thái cơ thể của chúng ta luôn duy trì được ở một mức độ linh hoạt cao. Mọi thao tác và chuyển động cơ thể luôn trong trạng thái tự nhiên nhất. Cơ bản, cường độ mong muốn đã đến, và tác dụng rõ rệt của bài tập, như những gì bạn mong muốn sẽ đến.
Hiệu quả khi tập nặng, nhưng cơ thể vẫn giữ được một trạng thái thả lỏng. Cảm giác mới đã, mới cảm nhận được rõ hiệu quả bài tập vừa tới với chúng ta là gì?
Lại thả lỏng sau khi tập thể thao
Nhắc lại, sau quá trình được gọi là tập căng. Tập hết sức và đôi khi “trên cơ” của bạn, dù ở trạng thái thả lỏng cơ thể. Nhưng các nhóm cơ, cơ bắp trên cơ thể phần nào đó vẫn bị căng cứng và mệ mỏi.
Chính vì vậy, thả lỏng sau quá trình tập luyện cũng là một bước quan trọng. Giảm thiểu tốt đa những đau mỏi, tổn thương trong cơ khi mỗi bài tập kết thúc.
Nhằm giúp cơ thể linh hoạt hơn
Việc thư giãn, thả lỏng cơ tiếp tục giúp các vùng cơ khi tập luyện. Khi chúng ta có nhóm bài tập trong trạng thái gồng nhẹ, sẽ được kéo dãn ra. Và được trả về với trạng thái thả lỏng, thư giãn tự nhiên sau bài tập.
Từ đó, cũng giúp trạng thái linh hoạt nhất của cơ thể được “trả về” sớm hơn. Khi rời phòng tập, những thao tác tự nhiên của cơ thể quay trở về sớm hơn. Cũng như một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thả lỏng cơ thể sau quá trình luyện tập thể thao.
Còn giúp chỉ số về sức mạnh, sức bền của con người tăng lên đáng kể!
Cải thiện quá trình lưu thông máu
Với nhóm người thường xuyên có một cường độ luyện tập cao. Khi ấy cơ thể thường hoạt động với cơ chế nhanh. Hoạt động trong mạch máu thường bơm máu nhanh hơn đến tim khiến tim đập với tốc độ nhanh.
Vì thế, thư giãn thả lỏng cơ sau khi tập luyện. Giúp giãn nở mạch máu về lại với trạng thái ổn định bình thường. Giúp cơ thể của chúng ta khoẻ mạnh và minh mẫn hơn, giúp chúng ta có được sự lạc quan, tỉnh táo hơn.
Cũng như quay về cuộc sống thường ngày trong trạng thái khoẻ mạnh, tỉnh táo nhất!
Hãy giúp tinh thần và cơ thể thoải mái hơn
Khi thả lỏng cơ thể trong quá trình luyện tập cũng như sau luyện tập. Thể thao và hoạt động thể chất nói chung, luôn khiến hệ tim mạch hoạt động tốt hơn. Ổn định hơn khi chúng ta rèn luyện ở mức khoa học nhất.
Giúp lượng máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn, não bộ hoạt động khoẻ hơn. Rồi giữ cho chúng ta có được một tinh thần minh mẫn và thoải mái nhất.
Việc thả lỏng cơ thể cũng giúp tâm trí bạn thêm hòa nhập với cơ thể, để bạn có thể tĩnh tâm chú ý đến bất kỳ nhóm cơ hoặc khớp nào bị đau, cần được nghỉ ngơi, chăm sóc nhiều hơn.