Nhắc tới balo sử dụng trong chuyến leo núi núi hay đi Trekking. Một vật phẩm đè lên vai của bạn cho một cảm giác khá nặng, và đôi phần là mệt mỏi. Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào chuẩn bị đồ trong một chiếc balo leo núi cá nhân. Balo của bạn nên nặng bao nhiêu cân?
Nên để balo của bạn nặng bao nhiêu? Ở mức nào?
Cách xách định trọng lượng chiếc Balo leo núi được các chuyên gia chia sẻ theo những yêu cầu dưới đây:
- Trọng lượng balo không nên vượt quá 20% trọng lượng cơ thể. Tương đương người nặng 80 kg, thì trọng lượng không quá 16 kg
- Trọng lượng Ba lô leo núi cho một chuyến đi ngắn – trong ngày thì không quá 10% trọng lượng cơ thể. Tương đương không quá 8 kg, với tạng người 80 kg như thể trên.
Thông số, tỷ lệ nói trên được chia ra theo đặc tính của mỗi chuyến đi. Khi
- Chuyến đi trong ngày cần đảm bảo yếu tố di chuyển nhanh, balo gọn nhẹ. Giúp bạn có được một cảm giác di chuyển linh hoạt, và thoải mái nhất. Khi mức độ di chuyển này, có thể coi như một hoạt động cường độ cao
- Ngược lại, với thông số Balo nặng 20% so với trọng lượng cơ thể. Ứng dụng cho những chuyến đi qua đêm, dài ngày. Với nhu cầu phải mang theo mình một lượng đồ đạc lớn, sử dụng cho nhiều ngày, không chỉ quần áo. Mà còn rất nhiều đồ sinh tồn đi kèm khác.
Làm sao để biết mình nên mang balo bao nhiêu Kilogram
Ở trên, chúng ta vừa chọn ra 01 yếu tố cơ bản xác đinh nên mang balo của bạn nặng bao nhiêu khi đi leo núi. Nhưng vốn đây không phải là một điều dập khuôn, áp dụng cho bất kỳ ai?
Với một hành trình có mức độ tiêu hao sức khoẻ lớn như đi rừng – leo núi – Trekking 01 ngày. Hay dài ngày, hãy chọn thêm một số tiêu chí khác cho balo trợ lực của mình gồm
Quan tâm tới thể lực khi mang balo
Người mới hay người cũ, thì tình trạng thể lực được đánh giá không ai giống ai ở cùng một Level. Cùng một thời gian tham gia vào những hoạt động Trekking. Cùng có số lượng hành trình đi bộ đường dài ngang nhau.
Nhưng không phải ai cũng có được khả năng mang đồ như nhau.
- Người mới: Sẽ được ưu tiên Setup mang theo một số món đồ chung, đồ sinh tồn – cắm trại của cả nhóm. Là những món đồ nhỏ, trọng lượng không đáng kể. Song song với những món đồ cá nhân chúng ta cần phải tự chuẩn bị.
- Người có kinh nghiệm: Dựa vào kết quả sau mỗi chuyến đi, lượng sức của mình. Và chọn cho mình những món đồ phù hợp với khả năng tải. Cũng như kỹ năng chúng ta thường di chuyển trên những cung đường rừng – núi.
Đa phần, trọng lượng balo của chúng ta hay tăng lên. Với tác động của một số món đồ dùng của nhóm. Như lều cắm trại, bạt trải ngoài trời, dụng cụ nấu ăn sinh tồn ngoài trời. Hay cả thức ăn như gà, thịt mang theo để nướng trên rừng – núi.
Vì thế, bạn hãy lựa chọn cho mình – phụ trách những món đồ – nhóm đồ dùng chung phù hợp với khả năng. Cũng như người Leader, cũng nên biết đánh giá năng lực thành viên. Và có sự phân chia, giao đồ cho những thành viên – bạn đồng hành một cách hợp lý.
Hiểu về cung đường rừng – núi
Khoảng 15 – 20 km là khoảng cách trung bình khi nói tới những cung Trekking – leo núi ở nước ta. 15 – 20 km đường rừng, dốc núi là một cung đường hoàn toàn khác. Khắc nghiệt và thường tiêu tốn thời gian di chuyển của chúng ta là khá lớn.
Trọng lượng của chiếc balo, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự linh hoạt. Khả năng khi chúng ta tự mình vượt qua những cung đường khó. Vượt qua những cung đường khó, dốc cao mà chúng ta phải buộc sử dụng kèm gậy leo núi, hay dây buộc để vượt qua mỏm đá trơn trượt.
Nếu không có được một chiếc balo leo núi trọng lượng phù hợp. Từ sự linh hoạt bị mất đi, bạn cũng có một cảm giác khá khó chịu khi leo cao. Khi xử lý tình huống trên đoạn đường trơn – trượt. Cũng mặc định là cung đường nguy hiểm khi chúng ta leo núi.
Mùa – thời tiết cũng quyết định balo nặng bao nhiêu
Cũng dễ hiểu khi mùa hè, chúng ta ưu tiên những bộ đồ mỏng – thấm hút mồ hôi – thoải mái. Trong khi mùa đông thì tăng thêm chiếc áo khoác dày cộng thêm chiếc túi ngủ dày bên trong.
Và thực tế, Balo luôn nặng hơn khi chúng ta leo núi – Trekking vào mùa đông. Duy chỉ chuyến đi trong ngày, là không thay đổi theo mùa. Với đồ ăn nhẹ, cá nhân, của đoàn được chuẩn bị là tương đương nhau. Áo mưa, một phần chuẩn bị cũng không đáng kể để trọng lượng Balo tăng lên.
Cuối cùng đông hay hè, nắng hay mát cũng quyết định một phần lượng nước lọc bạn mang theo. Sẽ nhiều hơn, quyết định balo nặng hơn đôi chút, nhưng sẽ không đủ nặng như một lượng đồ dày, nhiều vải khi bạn mang theo vào mùa đông.
Hiểu về chiếc balo trợ lực là gì
Balo trợ lực được thiết kế dài – dọc theo xương sống của người mang. Một thiết kế có tính công thái học, giúp balo luôn bám sát mọi điểm trên sống lưng. Giúp toàn bộ trọng lượng balo phân bổ đều trên lưng. Giảm trọng lượng đè lên vai qua phần quai đeo truyền thống của balo.
Thêm vào đó, một phần đai hông được bổ sung. Công năng chính giúp balo được cố định tại một vị trí phù hợp và duy nhất trên cơ thể. Như tạo ra một thể gắn kết giữa người đeo và balo khi chúng ta di chuyển trên một cung đường dài.
Nhưng trong cảm nhận thực tế, phần đai này như phần chịu lực chính. Giúp toàn bộ trọng lượng balo xuống phần hông. Một vùng cơ lớn nhất trên cơ thể, chịu toàn bộ trọng lượng balo. Giúp giảm tối đa lực từ quai đeo vào vai khiến chúng ta có cảm giác đau mỏi khi đeo balo.
Từ đó, chúng ta có được những chiếc balo lớn từ 80 – 120 lít lớn. Nhưng lại cho một cảm giác sử dụng vô cùng nhẹ nhàng và linh hoạt.
Chưa kể, bên ngoài còn rất nhiều ngăn – đai chức năng khác. Để treo túi ngủ, bọc lều, bọc ghế, treo bình nước khi đi leo núi vô cùng tiện lợi.
Cách giúp tối ưu trọng lượng balo leo núi – Trekking
Từ những yếu tố quyết định balo của bạn nên nặng bao nhiêu kể trên. Yếu tố tác động khiến bạn có một chuyến đi nhẹ nhàng hay nặng nề. Chúng ta luôn tuỳ chỉnh được trọng lượng chiếc Balo của mình như thế nào?
Ở tiểu mục làm sao để biết balo của mình sẽ nặng bao nhiêu ở trên. Chúng tôi vừa nhấn mạnh vào những món đồ dùng chung. Đồ chúng ta mang theo phục vụ cho sinh tồn – cắm trại qua đêm khi đi leo núi.
Là những thứ sẽ lấp đầy chiếc balo của bạn. Quyết định balo của bạn nên nặng hay nhẹ. Có phù hợp và tối ưu với sức khoẻ của bạn hay không? Và chúng ta sẽ bắt đầu tuỳ chỉnh từ.
Hiểu rõ cơ thể của mình
Cứ theo công thức, balo của bạn nên nặng không quá 20% hay 10% trọng lượng cơ thể. Lần lượt cho chuyến đi qua đêm, và một chuyến đi trong ngày của bạn.
Quá trình chuẩn bị trong phòng tập, hãy luôn theo dõi trọng lượng cơ thể của mình. Cân lần cuối, kinh nghiệm của bản thân là 2 ngày trước khi lên đường. 2 ngày là một khoảng thời gian cân đối, phù hợp để bạn hiệu chỉnh.
Tối ưu lại balo của bạn nên nặng bao nhiêu? Phù hợp và cho bạn một cảm giác linh hoạt nhất. Song song với đó, kể cả có phải giảm 10% nữa so với trọng lượng cơ thể khi setup balo leo núi qua đêm – dài ngày. Thì đó là lựa chọn phù hợp nhất với thực lực của chúng ta đó!
Phân công nhóm đồ dùng chung của nhóm
- Lều cắm trại cho 2 – 3 – 4 người
- Đồ dùng nấu ăn cho nhóm
- Thức ăn như gà, thịt mang theo
Một phần nhắc lại cho cách Trekker, cũng như nhóm Leader cho chuyến đi. Khi luôn hiểu rõ bản thân, thực lực của mỗi thành viên trong nhóm. Và phân công mang theo trong nhóm với thứ tự trọng lượng các nhóm đồ từ nhẹ tới nặng:
- Bộ bếp gas, bình gas và nồi mang đi cắm trại
- Bộ lều dùng chung, và thảm dùng chung khi chia nhóm 04 người/lều
- Cuối cùng là thức ăn tươi sống mang theo tuỳ ý
Ngoài 03 nhóm đồ cơ bản kể trên, tuỳ từng nhóm leo núi. Kinh nghiệm sẽ chuẩn bị thêm những món đồ khác nhau. Và một lần nữa, hãy phân chia phù hợp, nhận thêm đồ phù hợp với bản thân. Vì balo leo núi là thứ quyết định cả khả năng di chuyển linh hoạt của chúng ta nữa.
Loại bỏ những gì bạn không cần
Cùng Leader lên danh sách nếu bạn chưa có kinh nghiệm. Bài học thực tế từ những chuyến đi trước, mà có phương án loại trừ. Gạch dần đi những thức bạn cảm thấy vô dụng, ít dùng vì lần đầu ai chả quá cẩn thận mà!
Mang đi theo những gì chúng tôi coi là cần thiết nhất gồm:
- Đồ thay thế – áo mỏng mặc trong, quần lót, quần chống nước
- Túi ngủ phù hợp theo mùa
- Lượng nước uống, đồ ăn nhẹ nhưng giàu dinh dưỡng cho mỗi cá nhân
- Cùng lắm là máy pha cà phê cầm tay, bộ pha trà cho mình
- Đèn pin, còi, công cụ đánh lửa, nhóm dụng cụ định hướng la bàn và bản đồ
- 01 chiếc ghế gấp gọn cá nhân
Là nhóm đồ cơ bản, cho 01 cá nhân khi đi leo núi, Trekking. Còn khá nhiều không gian cho những món đồ chung, đồ sinh tồn của nhóm về sau.
Cách xếp đồ trong balo vừa gọn vừa nhẹ
- Đóng gói từng nhóm đồ vào túi nhỏ, để mọi thứ trông bị trộn vào nhau. Cũng như khi cần gì, hãy xách riêng túi nhỏ đó ra. Không ảnh hưởng tới những món đồ khác, đặc biệt là bị xô quần áo
- Đáy balo: túi ngủ, đệm ngủ, gối, chăn… tóm lại là đồ chỉ dùng đến khi đã nghỉ tối ở lại đâu đó.
- Khoảng giữa: Những món đồ nặng như: đồ ăn, nước dự trữ, bộ đồ nấu ăn v.v.. Nên xếp đồ sát vào phần lưng để chịu được tải trọng tốt hơn. Những thứ mềm và nhẹ hơn sẽ lèn xung quanh: Quần áo dự phòng, tấm trải lều v.v… Lợi ích giúp chặt balo, tiết kiệm diện tích lại chống xô lệch.
- Trên cùng: Món đồ nhẹ: quần áo, khăn mũ, và những đồ bạn cần lấy ra liên tục…. nên xếp riêng các món đồ cùng loại vào các túi nhỏ để tránh lẫn lộn.
- Các túi phụ để cất các món đồ phụ kiện: găng tay, mũ, khăn đa năng, khẩu trang…..đồ ăn vạt, bản đồ, la bàn, kính chống nắng, kem chống nắng, túi cưú thương v.v….
- Dây buộc đồ hỗ trợ ở ngoài balo: Buộc lều trại, gậy leo núi gấp gọn, dao phát cỏ, xẻng sinh tồn….
Và đó là những gì chúng tôi muốn chia sẻ trong nội dung hôm nay. Balo của bạn nên nặng bao nhiêu cân? Cũng như bổ sung thêm 01 vài Tip mới cho bạn xếp đồ trong balo khi đi leo núi.