Mang gì theo trong mỗi chuyến đi leo núi. Những món đồ leo núi nào cần chuẩn bị trong chiếc balo leo núi của bạn. Hãy cùng chúng tôi chuẩn bị, với kinh nghiệm leo núi, chuẩn bị được tổng hợp lại một cách cụ thể nhất.

Thứ nhất, kinh nghiệm chọn Balo leo núi

Với một chuyến đi leo núi, ở nội dung này. Chúng tôi đã chia sẻ với bạn đây là một hành trình không giới hạn về mặt thời gian. Với mỗi địa điểm leo núi khác nhau, cung đường, độ cao mà bạn phải chinh phục.

Kéo theo thời gian mà bạn sống, sinh tồn ngoài tự nhiên dài khác nhau. Tính bằng đêm có thể phải ở, sinh tồn khoảng 2 – 3 đêm ngoài tự nhiên. Mà cái khó ở đây là chúng ta vừa lên cao, môi trường mới. Không khí loãng và khiến bạn gặp không ít khó khăn.

Vì thế, Balo mang đi leo núi thường là những dòng balo lớn, balo trợ lực với thể tích lớn. Từ 80 – 120 lít có bán rất nhiều trên thị trường. Một nguồn cung dồi dào cho bạn lựa chọn, khi hiện tại phong trào Trekking, leo núi đang phát triển rất nhanh. Giúp bạn có thể

  • Mang theo một lượng quần áo lớn, chủ yếu là đồ lót, trang phục ngủ qua đêm thoải mái cho 2 – 3 đêm. Cũng như một chiếc áo phao lớn để giữ ấm khi cần thiết
  • Trong balo cũng sẽ có thêm vài đồ dùng cá nhân khác. Như túi ngủ, đệm hơi để ngủ qua đêm. Chút đồ ăn nhẹ, nước mang theo sử dụng, ăn uống khi nghỉ ngơi giữa chặn. Ghế xếp gấp gọn – siêu nhẹ cho một mình bạn dùng
  • Và chút đồ chung được chia cho bạn. Có thể là lều trại gấp gọn, bếp gas mini, xoong nồi siêu nhẹ, hay một số vật dụng sinh tồn khác.

Trong balo leo núi của một cá nhân, luôn có những món đồ bạn phải chuẩn bị cho chính mình. Cũng như những món đồ dùng chung cho hoạt động hạ trại – sinh tồn của cả nhóm. Tuỳ vào sức khoẻ, kinh nghiệm đi leo núi của mỗi người và chia trách nhiệm mang – giữ – bảo quản trong suốt hành trình.

Và hãy cứ ra những cửa hàng bán đồ leo núi, cắm trại. Và yêu cầu một chiếc balo leo núi, luôn là chiếc balo lớn. Trước hết đủ cho quần áo, hay áo khoác – tủi ngủ rất dày và lớn. Cất giữ đủ chúng đã rồi hãy tính tới những gì bạn được giao thêm sau.

Vậy, chúng ta bắt đầu chuẩn bị những gì?

Trang phục giữ ấm

Kinh nghiệm leo núi cho bạn một lời khuyên rằng: Không có thời tiết xấu, chỉ có những bộ trang phục không phù hợp. Với một môi trường “đu đỉnh”, lên cao bạn phải đối diện với thời tiết ngày càng lạnh mỗi khi lên cao hơn.

Dù ngày nắng, hay âm u thì thời tiết luôn lạnh hơn, khó chịu hơn rất nhiều. Chưa kể, hơi ẩm, hay không khí loãng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn khá nhiều.

Hơn nữa, bạn đang di chuyển bằng chính đôi chân của mình, thể lực của mình. Nên thân nhiệt tự phát ra khi còn di chuyển là rất lớn.

  • Khi môi trường chưa quá lạnh, hãy mặc nhiều lớp áo mỏng. Giúp mồ hôi và thân nhiệt có lối thoát nhanh chóng, mồ hôi không thấm ngược lại vào cơ thể. Khiến bạn có thể bị cảm lạnh
  • Một chiếc áo khoác dày, chống nước cất trong balo. Được sự dụng vào ban đêm, khi bạn không còn hoạt động. Không toát mồ hôi, nhưng nhiệt độ ngoài trời có thể vô cùng lạnh, khắc nghiệt.
  • Có thể mang theo áo sơ mi, hay găng tay chống nắng vào ban ngày
  • Những bộ quần áo mềm, mỏng và thoải mái mặc trong túi ngủ khi ngủ vào ban đêm
  • Cũng đừng quên mũ nón, mũ rộng vành chống nóng, hay hạn chế mưa, sương đêm thấm lạnh vào đầu nha.

Ngoài ra, trước khi lên đường leo núi kinh nghiệm theo dõi, dự báo thời tiết. Cũng là cách giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn cho trang phục. Tập trung vào trang phục phù hợp, cũng như giúp balo có sự gọn nhẹ, tối ưu nhất.

Bộ dụng cụ leo núi cá nhân

Nhóm này chúng tôi xin ghép Giày leo núi, gậy leo núi, và cả găng tay giữ nhiệt vào. Nhóm đồ chuyên dụng, và phục vụ cho 01 cá nhân khi di chuyển đường dài. Đảm bảo sự thoải mái, cũng như sự an toàn cho bạn trong suốt chuyến đi. 

Hãy tập trung vào giày leo núi trước, một đôi giày bảo hộ an toàn. Nhẹ và đế mềm mại, giúp bạn có được cảm giác thoải mái nhất khi phải đi bộ đường dài. Cũng như công nghệ Gore-Tex trên vải giày, với những lỗ nỏ hơn cả nước. Giúp nước không bao giờ lọt được vào trong giày, gây ra hiện tượng ẩm ướt và khó chịu.

Thứ hai, gậy leo núi giúp chúng ta giữ thăng bằng. Một điểm trụ an toàn khi di chuyển qua những cung đường khó khăn. Làm cọc chống, di chuyển vững qua mọi cung đường, là thử thách lớn nhất khi đi leo núi. Với trọng lượng chưa tới nửa ký, giúp bạn luôn có được hiệu quả di chuyển tốt nhất.

Mang theo găng tay giữ nhiệt, trước hết là giữ ấm vào ban đêm giúp tay không bị cóng khi bạn ở trên cao. Sau đó, việc sử dụng găng tay còn giúp bạn có cảm giác cầm, nắm gậy leo núi chắc hơn. Khi vải găng tay cho một độ ma sát tốt, cũng như loại bỏ hiện tượng ra mồ hôi tay khó chịu.

Bonus thêm một phần áo mưa dự phòng. Giúp bạn có thể giữ an toàn, không bị ngấm nước mưa lạnh. Trong trường hợp gặp những cơn mưa lớn trên núi cao, rất lạnh khi bạn kịp cảm nhận được cơn mưa.

Bộ dụng cụ điều hướng

Chúng ta có la bàn, máy bắn GPS, hay những tấm bản đồ mang đi leo núi.

Những thiết bị nhỏ gọn, luôn có thể cầm tay, treo trên balo hay cạp quần. Giúp chúng ta định hướng chính xác hướng đi, cung đường leo núi. Đúng hướng lên đỉnh cao nhất của ngọn núi khi di chuyển.

Thực tế, dù những cung đường leo núi ở nước ta. Luôn có dấu vết, hướng chỉ đường được nhóm đi khác để lại. Nhưng cung leo núi thuận lợi nhất đâu phải là thẳng một mạch lên đỉnh? Vì thế, những công cụ điều hướng, đơn giản nhất là cặp la bàn và bản đồ.

Sẽ giúp ích, hỗ trợ bạn đi đúng hướng một cách dễ dàng hơn đó!

Bộ sơ cứu y tế mang theo

Bạn cũng nên có một bộ kit y tế của mình. Nếu bạn có sử dụng thuốc, hay có bổ sung vitamin, thuốc bổ thường ngày. Thì không ai khác, chính bạn nên tự chuẩn bị cho mình những thứ quan trọng nhất đó.

Song song với đó, là một túi đồ nhẹ nhàng, gọn ghẽ với thuốc trị bỏng rộp, băng dính, miếng gạc, thuốc mỡ khử trùng, bút, giấy, găng tay và thuốc giảm đau. Khăn rằn, dao bỏ túi và thuốc chống nọc độc (nếu có) cũng rất cần thiết.

Tạo nên một sự chủ động cao cho bản thân. Cũng như cả nhóm khi cùng nhau đi leo núi. Trong trường hợp cần thiết, thì bộ kit y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng. Bảo vệ chính mình hay đồng đội khi gặp sự cố về sức khoẻ.

Một bộ dụng cụ sinh tồn khi đi leo núi

  • Còi cứu hộ
  • Bật lửa, diêm – công cụ đánh lửa
  • Dao đa năng, dao phát cây mở đường rẽ lối
  • Bonus thêm một chiếc ống nhòm

Trọn bộ dụng cụ, giúp chúng ta có thể ra hiệu, cảnh báo vị trí khi chúng ta không may bị lạc. Bắt đầu với âm thanh vang trong không gian, với còi có biên độ âm thanh ở dải cao. Nghe rất chói tai, rồi mới dấu hiệu bằng hình ảnh với một nhóm lửa trại nhỏ.

Bộ dụng cụ gọn nhẹ cất vào bất kỳ đâu, túi áo, ngăn nhỏ balo. Treo trên cạp quần, để bạn có thể lôi ra ngay, và sử dụng nhanh khi cần thiết

Sử dụng đèn pin đội đầu khi đi leo núi

Giúp bạn luôn có được một trạng thái rảnh tay, tiện lợi khi tiếp tục phải di chuyển khi chập choạng tối. Hay nấu ăn, hạ trại không còn thuận lợi với ánh sáng, khi mặt trời đã xuống núi.

Đèn pin với một điểm cố định trên trán. Nguồn sáng điều chỉnh nhanh – lẹ theo hướng mắt bạn nhình về đâu? Giúp bạn luôn có được nguồn sáng an toàn, ổn định trong bóng tối

Hãy tưởng tượng, khi bạn đang nấu mỳ ngoài tự nhiên. Thay vì một tay cầm đèn chiếu sáng, một tay nấu ăn. Thì với chiếc đèn pin đội đầu, bạn sẽ có cả 2 tay làm công việc đó, một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Những món đồ cắm trại mà bạn nên biết

Một chút kinh nghiệm chuẩn bị đồ leo núi dùng chung nên biết. Giúp bạn lựa chọn được món đồ mà có thể bạn được phân đi mang theo. Nhưng đảm bảo phù hợp với sức khoẻ, khả năng di chuyển của bạn.

Lều cắm trại Size 4 người

Luôn là một lựa chọn tối ưu cho những hoạt động nhóm. Cũng như thói quen đi leo núi của chúng ta, luôn đi theo nhóm. Những người bạn đồng hành với những kinh nghiệm leo núi, cắm trại trên núi khác nhau.

Kinh nghiệm mang lều 4 người đi leo núi. Chúng ta có một bọc đồ mang theo vô cùng nhỏ gọn, nhẹ nhàng. Nằm gọn trên ngăn chức năng có sẵn trên những chiếc balo leo núi hiện nay.

Cứ chia ra một nhóm khoảng 5 người với chiếc lều 4. Không gian đủ rộng và thoải mái cho chúng ta. Cũng như phải nhớ rằng, chúng ta luôn phải phối hợp nhóm với nhau. Để dựng trại khi đi leo núi đúng cách, và an toàn nhất.

Bếp gấp gọn khi đi leo núi

Với một hành trình đi leo núi tự túc, bếp gas mini gấp gọn luôn được lựa chọn. Nhóm leo núi hay có thói quen đun nước ăn mỳ qua đêm. Luôn ưu tiên những gói mỳ, ngũ cốc, hay bộ đồ pha cà phê mang theo nhỏ gọn.

Và chì cần có nước sôi trong mọi tình huống. Công năng của những chiếc bếp mini gấp gọn này cơ bản là làm được. Luôn sẵn sàng cho chúng ta có được một lượng nước sôi đủ dùng cho mọi tình huống.

Chiếc bếp bé xinh, đút được cả trong một chiếc túi áo khoác lớn. Nhưng khi được giao chiếc bếp này, bạn cũng nên phụ trách cả lượng bình ga du lịch mang theo. Nhằm chia đồ dùng, đồ sinh tồn đi theo nhóm, dễ tìm bỏ ra sử dụng. Tất nhiên khi có bếp, bạn cũng sẽ có một bộ nồi mini mang theo như hình ảnh dưới đây.

Một số món đồ khác mà bạn có thể mang theo

Bao gồm:

  • Tiền mặt và giấy tờ tuỳ thân: Giúp bạn chủ động trong một số tình huống như thuê phòng nghỉ vào hôm trước (bạn luôn tới điểm leo núi trước 1 hôm). Hay một số điểm leo núi sẽ thu phí vào cổng

  • Thiết bị quay phim như Go Pro: Có một chiếc camera hành trình, giúp bạn lưu lại cả một hành trình thú vị. Nhiều hình ảnh được lưu lại, xem lại như một kỷ niệm. Hay một số kinh nghiệm cho bạn chuẩn bị cho những hành trình tiếp theo
  • Điện thoại di động: Nếu bạn cần giữ liên lạc thường xuyên về nhà. Hay xử lý công việc từ xa.
  • Pin sạc dự phòng dung lượng lớn: Không chỉ sạc được điện thoại, mà cả đèn pin đội đầu sử dụng trong nhiều ngày liền.

Trên đây là một số kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi leo núi, có gì trong balo leo núi của bạn. Và bạn sẽ được hỗ trợ thêm kinh nghiệm leo núi. Khi mua những sản phẩm  đồ – phụ kiện leo núi tại Armyhaus. 10 kinh nghiệm đồ dùng, setup đồ cho hoạt động ngoài trời tại:

  • 36 Nguyễn Viết Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội – 0966 77 8790
  • 68/25B, Trần Quang Khải, P. Tân Định, Hồ Chí Minh – 0966 88 87 90

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here